GVC là gì? Phân loại các chuỗi giá trị toàn cầu và lợi ích của nó

Trong lĩnh vực kinh tế trên toàn thế giới hiện nay đều biết đến chuỗi giá trị toàn cầu. Nhưng không  phải ai cũng biết hết được chuỗi giá trị toàn cầu là gì? Hay GVC là gì? Sau bài viết hôm nay sẽ giải thích các thắc mắc trên. Hãy cùng COE tìm hiểu ngay về khái niệm trong lĩnh vực kinh tế này nhé.

GVC là gì? Chuỗi giá trị toàn cầu.gvc là gì?

GVC là gì? Chuỗi giá trị toàn cầu (GVC – Global Value Chain) là  một chuỗi sản xuất hàng hóa hay dịch vụ theo phương thức toàn cầu hóa. Với  sự tham gia của nhiều quốc gia kết hợp của kỹ thuật công nghệ hiện đại và nguyên liệu. Sau đó những tư liệu này được đưa vào quá trình sản xuất và nhờ vào marketing để đưa  sản phẩm tới tay người tiêu dùng.

Trong mỗi giá trị thì tương ứng với một công đoạn để tạo ra sản phẩm hay dịch vụ. Một công đoạn này có thể một hay nhiều doanh nghiệp trong thực hiện mà không giới hạn khoảng cách địa lý các quốc gia.

Trên thế giới hiện nay xu hướng toàn cầu hóa đang đà phát triển mạnh mẽ. Nếu một quốc gia nào đó không theo xu hướng này thì sẽ bị bỏ lại phía sau. Nên toàn cầu hóa giúp tạo ra những chuỗi giá trị trị toàn cầu. Mà bất cứ quốc gia nào cũng muốn mình tham gia vào nó. 

Trong chuỗi giá trị toàn cầu mỗi công đoạn tạo ra sản phẩm đều rất quan trọng.  Nếu doanh nghiệp hay quốc gia nào nắm được nhiều công đoạn đó thì sẽ nắm ưu thế trong việc tạo ra giá trị. Họ có thể thu được nhiều lợi nhuận hơn nhờ lợi dụng được công đoạn đó. Cho nên trên thế giới vẫn có những công ty nắm quyền điều khiển được chuỗi giá trị toàn cầu.

Phân loại chuỗi giá trị toàn cầuphân loại chuỗi giá trị toàn cầu

Tùy theo ngành hàng hay sản phẩm-dịch vụ mà chuỗi giá trị toàn cầu có tính chất khác nhau. Hiện nay các công ty hay các tập đoàn đa quốc gia tham gia vào quá trình tạo chuỗi giá trị toàn cầu. Họ sẽ có hai hình thái kinh tế toàn cầu là: Chuỗi giá trị  toàn cầu do người sản xuất chi phối và chuỗi giá trị toàn cầu do người mua chi phối. 

Chuỗi giá trị toàn cầu do người sản xuất chi phối (Producer driven) 

Đó là những tập đoàn đa quốc gia họ đóng vai trò làm chủ trong việc phát triển sản phẩm và tìm kiếm lợi nhuận. Họ có khả năng điều khiển, kiểm soát được các nguyên liệu đầu vào hay công nghệ- kỹ thuật. Hay thậm chí là nhà phân phối sản phẩm.

Những ngành mà các công ty này thường thu được về nhiều lợi nhuận nhất như: Ô tô, linh kiện điện tử, máy tính, điện thoại….Những công ty này thu lợi nhuận từ việc quy mô sản xuất của họ và công nghệ mang lại trong sản phẩm của họ. Cho nên những  công ty nào nằm trong khoản này đều là các công ty áp dụng sản xuất làm nguồn  thu chính.

Chuỗi giá trị toàn cầu do người mua chi phối (buyer driven) 

Đó là những tập đoàn có ngành bán lẻ mạnh mẽ, hàng hóa được sản xuất trực tiếp. Người mua đóng vai trò là người chi phối quá trình tạo ra chuỗi giá trị đó. Những doanh nghiệp này thiết lập mạng lưới sản xuất trên khắp các nước đang phát triển. Bởi vì những nước đang phát triển họ có chính sách đặc biệt là đẩy mạnh xuất khẩu. Những quốc gia này có nguồn lao động dồi dào. Nên những ngành thiên hướng là những ngành tiêu dùng nhanh: thời trang, đồ gia dụng, đồ chơi..Những doanh nghiệp đa quốc gia này họ phải sản xuất đúng theo yêu cầu mà các nhà bán lẻ ở nước ngoài yêu cầu họ. Do đó doanh thu họ bị phụ thuộc khá là lớn vào các nhà bán lẻ trên thế giới.

Chuỗi giá trị toàn cầu đối với xã hộichuỗi giá trị toàn cầu đối với xã hội

Một chuỗi giá trị toàn cầu hoàn hảo sẽ mang lợi ích rất lớn cho xã hội và đặc biệt nhất là cho doanh nghiệp. Khi chuỗi giá trị toàn cầu được thiết lập do quá trình toàn cầu hóa sẽ mang đến những lợi ích như sau: mở rộng thị trường, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp, mở rộng quy mô.

Mở rộng thị trường nhờ hợp tác quốc tế

Khi hợp tác giữa các doanh nghiệp trên thế giới lại với nhau. Họ hướng tới mục đích cùng phát triển chung trong quá trình kinh doanh. Việc hợp tác sẽ giúp họ tiếp cận được thị trường mới con người mới. Khách hàng được tiếp cận các sản phẩm tốt mang lại giá trị và lợi nhuận cho các doanh nghiệp này.

Tạo cơ hội cho các doanh nghiệp

Việc các doanh nghiệp hợp tác sản xuất kinh doanh họ sẽ phát huy được điểm mạnh của công ty trong công đoạn tạo ra giá trị. Nhờ những điểm mạnh mà khiến cho quá trình sản xuất kinh doanh đạt được hiệu quả cao. Giảm được chi phí sản xuất và thời gian. Khi đó khi sản phẩm đến với khách hàng sẽ là sản phẩm hoàn hảo nhất.

Mở rộng quy mô

Các tập đoàn đa quốc gia họ luôn tận dụng tất cả các nguồn lực có trên một quốc gia mà họ đến. Họ xây dựng những khu sản xuất, lắp ráp tạo việc làm cho các người dân ở đó. Cũng như tạo ra giá trị cho khách hàng và cho  quốc gia mà họ đang đến để kinh doanh. 

Kết luận

Qua bài viết này đã cho bạn biết được GVC là gì? Những lý thuyết về chuỗi giá trị toàn cầu. Những lợi ích mà GVC mang lại cho doanh nghiệp, khách hàng và quốc gia. Việc toàn cầu hóa xuất hiện ra chuỗi giá trị toàn cầu. Đã tạo ra một động lực lớn cho các doanh nghiệp trên toàn thế giới phải đi theo. Cho nên việc tạo ra càn nhiều giá trị sẽ giúp cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *